Những cách mua ổ cắm điện hiệu quả nhất hiện nay



Khi quyết định mua ổ cắm điện, bạn cần dành thời gian nghiên cứu kỹ công suất của nguồn điện và các thiết bị điện tiêu thụ điện năng trong gia đình của mình để chọn đúng được sản phẩm. Nếu cần thiết, hoặc hệ thống điện nhà bạn quá phức tạp, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ chuyên môn. Bởi vì khi công suất quá lớn mà thiết bị công tắc hay ổ cắm không tải được thì dẫn đến chập và cháy dòng điện, điều này vô cùng nguy hiểm!

Làm sao chọn được ổ cắm điện dân dụng phù hợp và an toàn

Đầu tiên, để lựa chọn được ổ cắm điện gia dụng đúng cách, bạn phải phân biệt giữa phích cắm dành cho dân dụng và phích cắm công nghiệp. Các loại phích cắm thường dùng nhất hiện nay trong các gia đình là loại 2 chấu không nối đất, điện áp phổ biến trong khoảng 100V ~ 240V. Hoặc là loại phích 3 chấu có nối đất, điện áp trong khoảng 220V ~ 240V , dòng điện trong khoảng 2,5 tới 16A. Cần phải dựa vào đặc điểm của phích cắm mà lựa chọn loại ổ cắm điện phù hợp, thông thường, nếu bạn tìm mua tại các cửa hàng, thương hiệu uy tín sẽ kèm theo ổ cắm có số khe tương ứng.

Thiết bị có thể đặt trong vỏ tủ điện
Sau đây là các lời khuyên để các bạn có thể lựa chọn mua và sử dụng ổ cắm điện dân dụng một cách phù hợp và an toàn:

Luôn chú ý đến thương hiệu: các thiết bị như công tắc hay ổ cắm 2 chấu hoặc 3 chấu thì nên chọn các thương hiệu có uy tín và chất lượng sản phẩm tốt. Chúng tôi khuyên dùng các sản phẩm từ những hãng nổi tiếng như : Schneider, Sino, Clipsal… vì chất lượng đạt chuẩn và mẫu mã bắt mắt, giá thành cạnh tranh với các thương hiệu cùng chất lượng.

Khi quyết định mua ổ cắm điện, bạn cần dành thời gian nghiên cứu kỹ công suất của nguồn điện và các thiết bị điện tiêu thụ điện năng trong gia đình của mình để chọn đúng được sản phẩm. Nếu cần thiết, hoặc hệ thống điện nhà bạn quá phức tạp, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ chuyên môn. Bởi vì khi công suất quá lớn mà thiết bị công tắc hay ổ cắm không tải được thì dẫn đến chập và cháy dòng điện, điều này vô cùng nguy hiểm!

Với điện dân dụng, bạn nên ưu tiên lựa chọn và sử dụng các thiết bị ổ cắm đơn giản và dễ sử dụng. Bạn không cần quá phức tạp và cầu kỳ, giá cả phù hợp và dễ tìm để mua trên thị trường.


Khi đi tìm mua các loại ổ cắm điện, bạn nhớ nên chọn loại công tắc và ổ cắm có lớp vỏ dày, làm bằng nhựa cách điện tốt, chống cháy, chịu nhiệt tốt và dễ lau chùi. Nên tìm hiểu và lựa chọn các loại ổ cắm điện có lõi làm bằng đồng nguyên chất, được thiết kế chắc chắn và có lá chắn để chống bụi, chống nước. Nếu có điều kiện về tài chính, bạn nên chọn các loại ổ cắm điện chống nước hoặc âm sàn và chống nước, như vậy sẽ đảm bảo an toàn hơn, nhất là khi nhà có trẻ nhỏ.

Cuối cùng, bạn nên lựa chọn thiết kế của các thiết bị điện nói chung và công tắc ổ cắm nói riêng sao cho phù hợp với thiết kế, cấu trúc và màu sắc của ngôi nhà để có thể tạo nên sự đồng bộ, hài hòa, cho ngôi nhà của bạn đẹp và tinh tế hơn.



Ý nghĩa của việc lựa chọn ổ cắm điện dân dụng

Hệ thống điện gia đình ngày nay ngày càng trở nên phức tạp hơn, trong khi không phải gia đình nào cũng có những hiểu biết nhất định về điện, mà chỉ lựa chọn theo kinh nghiệm, thói quen hoặc tìm hiểu chưa sâu. Điều này có thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Chúng ta đều hiểu rằng các thiết bị điện – công tắc ổ cắm là thiết bị không thể thiếu khi xây dựng một ngôi nhà. Nhưng làm thế nào để lựa chọn được loại ổ cắm an toàn thì không phải là điều dễ dàng. Và yếu tố chất lượng và sự an toàn khi lựa chọn ổ cắm là điều quan trọng nhất. Đó cũng chính là lý do mà chúng ta nên lựa chọn các sản phẩm ổ cắm điện từ các thương hiệu uy tín hàng đầu như Hager hay một số thương hiệu nổi tiếng khác.




Thứ hai đó là vì việc lựa chọn ổ cắm điện thông minh sẽ quyết định đến độ bền và việc vận hành có tốt hay không của các thiết bị điện, điện tử từ đơn giản đến tân tiến, đắt tiền trong nhà bạn. Nếu ổ cắm điện không đảm bảo chất lượng hoặc không phù hợp thì thiết bị điện trong nhà bạn dù có hiện đại đến đâu, cao cấp, hay thông minh đến đâu cũng không thể vận hành đúng cách, vận hành tốt và nhanh chóng bị hỏng hoặc gặp sự cố, thậm chí dẫn đến sự nguy hiểm cho người sử dụng.

Thứ ba, như đã nói ở trên, việc lựa chọn ổ cắm điện không đúng và phù hợp sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho cả người và của. Những thiết bị điện mà chúng ta luôn phải tiếp xúc hằng ngày như là phích cắm điện, ổ cắm điện.. cũng chính vì quá quen thuộc với chúng nên ít ai nghĩ rằng những thiết bị điện này lại hiện hữu những nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn điện.

Đối với thiết bị ổ cắm điện, nếu bạn lựa chọn không chuẩn, sau đó sử dụng một cách chủ quan và cẩu thả mà không tham khảo về cách thức sử dụng, đặc điểm, tính năng của những thiết bị này thì chúng ta chắc chắn sẽ phải trả giá, thậm chí rất đắt. Vì tai nạn về điện thì vô cùng nguy hiểm, nhất là cho tính mạng con người.




Để việc sử dụng các thiết bị điện trong nhà của bạn được thuận tiện và an toàn thì việc chọn lựa phích cắm, ổ cắm dân dụng sao cho chuẩn là việc làm hết sức quan trọng. Nếu chọn sai trong quá trình mua sắm thì khi vận hành có thể dẫn đến các tai nạn chập nổ có thể xảy ra.

Bạn có thể xem thêm và tham khảo những bài viết liên quan tới điện: Ưu nhược điểm của thiết bị điều khiển tự động hóa


Những lưu ý khi tiến hành lắp đặt cầu dao chống giật

Không chỉ có tác dụng bảo vệ hệ thống điện,an toàn của con người, ngăn không bị tai nạn nặng do điện giật, ELCB còn có tác dụng đề phòng hỏa hoạn xảy ra đối với mạng lưới điện. Bạn có thể sống trong một ngôi nhà được đổ bê tông và nghĩ rằng chúng không bao giờ bị cháy – nhưng thực tế không phải như vậy

Aptomat chống rò, chống giật những lưu ý khi tiến hành lắp đặt

Hiện nay , aptomat chống rò có nhiều loại nhưng chủ yếu là 3 nhóm chính : RCCB, RCBO và ELCB . Tuy cấu tạo có khác nhau nhưng công dụng chính của thiết bị đóng cắt đều là tự ngắt điện khi phát hiện có dòng rò , ta có thể gọi chung chúng là ELCB.



Thiết bị được đặt trong vỏ tủ điện

Chức năng của cầu dao chống rò điện

Không chỉ có tác dụng bảo vệ hệ thống điện,an toàn của con người, ngăn không bị tai nạn nặng do điện giật, ELCB còn có tác dụng đề phòng hỏa hoạn xảy ra đối với mạng lưới điện. Bạn có thể sống trong một ngôi nhà được đổ bê tông và nghĩ rằng chúng không bao giờ bị cháy – nhưng thực tế không phải như vậy. Khi chập điện thì tại vị trí chập nhau sẽ sinh ra nhiệt đủ để phát cháy đối với chính dây dẫn với vỏ cách nhiệt bằng nhựa, và chủ yếu là nhiệt đó sẽ tạo ra bén lửa đối với các vật xung quanh. Dòng điện có thể tăng cao đến mức làm các aptomat (hoặc cầu chì bảo vệ) ngắt điện.

Trong các trường hợp sự cố đối với các thiết bị điện gây phát nhiệt, nhiều khả năng là chúng làm cháy dây dẫn được bọc cách điện, do đó sẽ xuất hiện dòng điện rò ra vỏ thiết bị, và có thể chúng được truyền xuống đất. Không chỉ thế, trong các trường hợp khác thì dòng điện có nhiều khả năng rò xuống đất và làm mất cân bằng giữa dòng điện đi và dòng điện về trong một mạng điện gia đình. Lắp đặt Aptomat chống rò, chống giật lúc này là rất cần thiết để bảo vệ hệ thống điện.



Cách lắp aptomat chống giật nhanh chóng – chính xác

Aptomat chống giật được lắp đặt để đảm bảo an toàn cho hệ thống thiết bị điện và đảm bảo khắc phục được các sự cố rò dòng điện gây ra. Đặc biệt, việc lắp đặt aptomat sao cho chính xác nhất để đảm bảo và khắc phục được các sự cố đó là điều mà rất nhiều người quan tâm.

Trước khi lắp đặt aptomat chống giật thì bạn nên khảo sát vị trí lắp đặt aptomat để lắp thiết bị chống giật vào vị trí cần thiết vào những nơi cần sự an toàn cho các thiết bị điện. Nên lắp aptomat chống giật ở các vị trí như: cầu dao tổng, nhà bếp, nhà tắm…để bảo vệ được an toàn cho hệ thống thiết bị điện và người sử dụng các thiết bị điện.

Xem thêm những bài viết liên quan khác: Ưu nhược điểm của thiết bị điều khiển tự động hóa

Aptomat chống giật có 2 cực để đấu đó là pha lửa (L) và pha trung tính – nguội (N). Bạn tiến hành kéo dây đầu vào 2 cực trên của aptomat, 2 cực dưới ban đầu được dùng để nối với các phụ tải (các thiết bị điện như bình nóng lạnh..). Đối với phần dây tiếp địa thì bạn nên nối vào vỏ của phụ tải điện để rồi nối xuống đất để đề phòng các trường hợp dòng điện bị rò dòng. Khi không có dây tiếp địa nối đất từ vỏ xuống đất cũng không sao vì aptomat vẫn hoạt động bình thường. Ví dụ: đối với loại aptomat chống giật khi có dòng rò bảo vệ là 30mA, khi dòng rõ bảo vệ nhỏ hơn 30mA thì aptomat chống giật sẽ không nhảy. Vì thế, trong một số các trường hợp nếu như bạn bị giật nhưng không thấy aptomat bảo vệ bị nhảy thì cần kiểm tra lại thiết bị đóng cắt vừa lắp đặt.



Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng Aptomat chống giật, chống rò

   Với những nơi ẩm ướt như nhà tắm, máy nước nóng,máy giặt, máy bơm chìm … nên lắp đặt cầu dao loại có độ nhạy cao.

   Thiết bị chống rò – chống giật này khiến người sử dụng không ít lần cảm thấy khó chịu: Vào những hôm trời nồm, không khí có độ ẩm cao, có hiện tượng đọng nước ở các thiết bị, dòng điện theo đó rò ra ngoài, và rơle sẽ tự động ngắt hoàn toàn nguồn điện. Chỉ khi không khí khô trở lại thì nguồn điện mới được khôi phục, nếu không chúng ta phải tháo rơle ra!

   Phải thường xuyên súc rửa, bảo dưỡng bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các bộ phận của bình không bị sớm lão hóa, hỏng, vỡ và gây rò điện.

   Chọn mua thiết bị có thương hiệu nổi tiếng , xuất xứ rõ ràng như : MITSUBISHI , SCHNEIDER , DOBO ELECTRIC, PANASONIC.

   Mua hàng chính hãng tại các cửa hàng đại lý nhà phân phối có uy tín để có được sản phẩm điện chính hãng.

Việc rò điện rất nguy hiểm đối với người và các thiết bị khác trong hệ thống vì vậy bạn nên cân nhắc khảo sát kỹ lưỡng để tiến hành lắp đặt Aptomat chống rò, chống giật sao cho phù hợp và hiệu quả. Nếu có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được nhân viên giải đáp mọi thắc mắc miễn phí.

Xem thêm những bài viết liên quan khác: Cách phân loại tù bù được dùng nhiều nhất hiện nay


Sử dụng thiết bị đóng cắt Schneider an toàn và hiệu quả

Với những ưu điểm, tính năng vượt trội và đảm bảo an toàn tuyệt đối của sản phẩm này, nên hầu hết các gia đình cũng như các công ty, xí nghiệp, đã tin dùng thiết bị này để đảm bảo an toàn cho nguồn điện khi sử dụng.

Thiết bị đóng cắt Schneider có chức năng gì đặc biệt

Thiết bị đóng cắt Schneider là thiết bị điện được sử dụng để bảo đảm an toàn cho hệ thống điện trong ngôi nhà và người thân của mình, hạn chế được những rủi ro và tránh được các hiểm họa không đáng có. Đó cũng chính là vấn đề mà tất cả mọi người đều quan tâm khi sử dụng thiết bị đóng cắt điện tự động Schneider. Đây là một sản phẩm của tập đoàn nổi tiếng Schneider Electric, được sử dụng rất phổ biến trên thị trường thiết bị điện ở Việt Nam.


Thiệt bị được đặt trong vỏ tủ điện
Với những ưu điểm, tính năng vượt trội và đảm bảo an toàn tuyệt đối của sản phẩm này, nên hầu hết các gia đình cũng như các công ty, xí nghiệp, đã tin dùng thiết bị này để đảm bảo an toàn cho nguồn điện khi sử dụng.

Xem thêm những bài viết liên quan khác: Vỏ tủ điện có đa dạng về chủng loại không?

Chức năng của thiết bị đóng cắt Schneider

Thiết bị đóng cắt điện hạ thế hay các thiết bị như aptomat và máy ngắt không khí tự động là thiết bị điện có khả năng ngắt mạch điện tự động trường hợp xảy ra sự cố chẳng hạn như ngắn mạch, quá tải, điện áp thấp, công suất ngược…

Thiết bị đóng cắt điện hạ thế có khả năng cắt dòng điện lên tới 300 kA đối với các hệ thống điện có điện áp định mức đến 660V xoay chiều và một chiều 330V, dòng điện định mức tới 6000A. Những mạch điện ở chế độ bình thường thỉnh thoảng cũng sử dụng sản phẩm này để đóng, cắt không thường xuyên. Tùy thuộc vào những tính năng mà các nhà sản xuất có biện pháp phân chia khác nhau cho những thiết bị đóng ngắt điện hạ thế, nhưng chung quy nó vẫn sẽ nằm vào ba nhóm dưới đây:




+ Thời gian tác động: Tác động chậm (không tức thời), tác động nhanh (tức thời).

+ Phân loại theo kết cấu: Loại 1 cực, 2 cực, 3 cực.

+ Phân theo công cụ bảo vệ: Áptômát dòng điện cực tiểu, Áptômát điện áp thấp, Dòng cực đại, dòng cực tiểu, Áptômát bảo vệ công suất ngược, Áptômát vạn năng, Áptômát định hình.

Thiết bị điện đóng cắt Schneider được ứng dụng rộng rãi trong điện công nghiệp.

Những dòng thiết bị đóng cắt phổ biến của Schneider

Schneider có rất nhiều dòng thiết bị đóng cắt được dùng trong mạng điện gia đình cũng như trong công nghiệp. Có thể kể đến như:

– MCB – Cầu dao tự động bảo vệ quá tải và ngắn mạch.

– RCCB – Cầu dao bảo vệ dòng rò.

– RCBO – Cầu dao tự động, bảo vệ quá tải ngắn mạch và dòng rò.

– SPD – Thiết bị chống sét lan truyền.




Tất cả những dòng thiết bị điện Schneider đều được thiết kế đẹp mắt, hoàn toàn thích hợp với nội thất và kiến trúc thiết kế trong những ngôi nhà và căn hộ hiện đại. Một điểm đặc biệt nữa là những dòng sản phẩm đóng cắt của tập đoàn Schneider Electric được phân phối ra thị trường thiết bị điện công nghiệp với giá thành khá cạnh tranh, với chất lượng luôn được bảo đảm từ những nhà máy sản xuất trên toàn thế giới – luôn tuân thủ bảo vệ môi trường ISO 14000 và hệ thống quản lý chất lượng ISO9001.

Với đa dạng các mẫu mã và chức năng của thiết bị điện đóng cắt Schneider thì bạn có thể dễ dàng tìm thấy được một sản phẩm ưng ý cho nhu cầu sử dụng của mình mà không phải bận tâm nhiều về chất lượng. Nếu bạn có nhu cầu báo giá vui lòng liên hệ với chúng tôi sẽ được hỗ trợ tư vấn miễn phí.


Nên vệ sinh thiết bị điều hòa thường xuyên sẽ tiết kiệm được tài chính

Điều hòa là thiết bị phổ biến, theo khuyến cáo nhà sản xuất thì bạn nên tháo tấm lọc bụi để vệ sinh thường xuyên. Nếu bạn quá bận bịu, cố gắng 1 tháng 1 lần, việc tháo ra rất đơn giản, sau đó bạn có thể dùng vòi xịt ở bồn cầu để xịt bay bụi bẩn kết hợp bàn chải đánh sạch. Bạn cũng dùng khăn mềm lau sạch bên ngoài. Mỗi năm ít nhất bạn cần gọi thợ để bảo dưỡng và vệ sinh tổng thể điều hòa 1 lần, nó sẽ luôn làm cho tuổi thọ máy lạnh nâng cao và tiết kiệm năng lượng nữa.

Vệ sinh thiết bị điện phòng khách phòng ngủ hiệu quả

Công việc này tuy không khó nhưng không phải ai trong số chúng ta cũng biết bởi vì vệ sinh theo nghĩa thông thường là quét dọn, lau chùi, sắp xếp gọn gàng, nhưng như thế là chưa đủ. Nếu bạn muốn gian phòng của mình sạch sẽ để bạn luôn có bầu không khí tươi mới, không ô nhiễm, tốt cho sức khỏe của cả gia đình mình thì hãy tham khảo một vài cách mà chúng tôi đưa ra dưới đây để làm sạch các thiết bị điện, điện tử mà bạn sử dụng hàng ngày. Ngay cạnh đó bạn có thể vệ sinh vỏ tủ điện được đặt ngày góc khuất của phòng khách, lưu ý nên cẩn thận khi vê sinh phầ này.



1. Vệ sinh các thiết bị điện chiếu sáng

Đèn là thiết bị điện phòng khách và phòng ngủ. Bạn sẽ thấy càng loại đèn chùm trang trí với kết cấu phức tạp sẽ là nơi hứng bụi nhiều nhất. Bạn hãy dùng bóng cao su thổi khí để làm sạch các ngóc ngách. Với các bề mặt dễ lau, bạn hãy dùng bàn chải lông mềm, kết hợp giẻ sạch để lau bụi. Một vài vết bẩn cứng đầu do bụi lưu cữu quá lâu kết hợp độ ẩm khiến chúng kết lại, bạn đừng lo, một miếng vải mềm tẩm chút xăng (hoặc kem đánh bóng can na) là có thể đánh bay. Lưu ý đặc biệt là nên ngắt điện trước khi làm bạn nhé.

2. Vệ sinh các thiết bị điện lạnh

Điều hòa là thiết bị phổ biến, theo khuyến cáo nhà sản xuất thì bạn nên tháo tấm lọc bụi để vệ sinh thường xuyên. Nếu bạn quá bận bịu, cố gắng 1 tháng 1 lần, việc tháo ra rất đơn giản, sau đó bạn có thể dùng vòi xịt ở bồn cầu để xịt bay bụi bẩn kết hợp bàn chải đánh sạch. Bạn cũng dùng khăn mềm lau sạch bên ngoài. Mỗi năm ít nhất bạn cần gọi thợ để bảo dưỡng và vệ sinh tổng thể điều hòa 1 lần, nó sẽ luôn làm cho tuổi thọ máy lạnh nâng cao và tiết kiệm năng lượng nữa.



3. Vệ sinh quạt

Ngày nay có rất nhiều các loại quạt khác nhau, từ quạt cánh truyền thống, đến quạt không cánh, quạt hơi nước và cả quạt kết hợp đèn trang trí. Nguyên tắc chung bạn cần tháo lồng bảo vệ, tháo cánh rồi vệ sinh lần lượt. Bạn cũng nên nhỏ thêm vài giọt dầu nhờn vào bộ phận chuyển động, nó thực sự hữu ích. Với các loại quạt hơi nước bạn cần tháo bình chứa nước , nếu có thể bạn cũng cần tháo cả ống dẫn nước để vệ sinh quạt điện sạch sẽ, nó sẽ khiến hơi mát không có mùi hôi và không khí luôn sạch sẽ.


Với quạt trần bạn hãy lau sạch bụi bám trên cánh và vệ sinh đèn chùm (nếu có) như trên. Việc tháo lắp vệ sinh quạt trần thường khó khăn và phức tạp hơn bình thường, tuy nhiên bạn nên đọc thêm hướng dẫn sử dụng bảo quản của nhà sản xuất hoặc nếu cần nên thuê thợ điện để bảo đảm án toàn và đúng cách.


Đôi khi phòng ngủ trang bị quạt thông gió, bạn hãy tháo khung quạt vệ sinh bằng bàn chải và nước, cánh quạt bạn hãy dùng khăn ẩm để lau bụi.

4. Vệ sinh thiết bị điện tử

Thiết bị điện tử có khá nhiều ở cả phòng khách và phòng ngủ. Bạn sẽ có tivi, máy tính, ipad, loa và âm ly,… Bạn yên tâm bởi nó không khó để làm sạch, bạn hãy làm theo cách của chúng tôi:

– Tivi: Bạn chỉ cần có một bộ dụng cụ vệ sinh màn hình gồm: nước xịt, khăn mềm, bóng xịt khí và chổi. Hãy xịt nước vệ sinh vào khăn rồi lau nhẹ nhàng màn hình. Với vỏ bạn lau sạch bằng khăn mềm.

– Máy tính, Ipad: Bạn làm như với tivi để vệ sinh màn hình. Nếu bạn có hiểu biết về kỹ thuật bạn hãy tháo vỏ CPU và làm sạch quạt gió, nó sẽ làm tăng tuổi thọ cho Chip máy tính. Còn bàn phím thì sao, hãy dùng chổi và bóng xịt khí để làm sạch các khe bàn phím, cuối cùng một chiếc khăn mềm là rất hữu ích để lau lại toàn bộ tổng thể.



– Loa và âm ly: Bóng xịt, chổi là dụng cụ nên dùng để làm sạch các khe và hốc. Với loa thùng, bạn cũng có thể tháo vỏ ra rồi lau chùi nhẹ nhàng bên trong, lưu ý hết sức cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến màng loa nhé.

Chúng tôi tin rằng, bạn làm đúng cách, phòng khách, phòng ngủ nhà mình không chỉ sạch, đẹp mà còn giữ gìn sức khỏe rất tốt cho gia đình mình nữa.

Với những cách vệ sinh trên thì bạn sẽ dễ dàng có được những thiết bị điện trông như mới trong ngôi nhà của mình. Mỗi thiết bị lại có chất liệu khác nhau vì vậy bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi nhân viên tư vấn để được hỗ trợ phương án tốt nhất nhé!


Cách lắp công tắc nổi trong vỏ tủ điện

Trường hợp công tắc điện nổi lắp cố định: cần lắp ở trên cao tránh xa tầm tay trẻ em, tránh lắp đặt ở những nơi gần lửa, gần nước dễ gây sự cố rò rỉ điện năng, chập điện, cháy nổ,… nguy hiểm đến tính mạng người dùng.

Công tắc nổi là gì?

Công tắc nổi được biết đến là sản phẩm tiên phong, là đời đầu của dòng sản phẩm công tắc ổ cắm nói chung. Với những ưu điểm vượt trội công tắc nổi đến ngày nay vẫn được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn.

Thiết bị được đặt trong vỏ tủ điện


Một số đặc điểm của công tắc nổi

Công tắc điện nổi hoạt động theo nguyên tắc: dòng điện truyền tự nguồn đến các thiết bị mà nó điều khiển.

Đa dạng trong cách sử dụng: có thể sử dụng lắp trên tường hoặc dùng di động rất dễ dàng.
Tính an toàn cũng như tuổi thọ của công tắc nổi luôn được đánh giá cao.

Công tắc nổi có thiết kế nhỏ gọn, nhẹ nhàng dễ sử dụng lắp đặt trong hệ thống điện.

Vì là dòng sản phẩm đời đầu nên mẫu mã không được đẹp, tinh xảo như đối với dòng công tắc hiện đại.



Lưu ý khi lắp đặt sử dụng công tắc nổi

Khi sử dụng hoặc tiếp xúc với công tắc nổi cần để tay khô ráo không dính nước.

Trường hợp công tắc điện nổi lắp cố định: cần lắp ở trên cao tránh xa tầm tay trẻ em, tránh lắp đặt ở những nơi gần lửa, gần nước dễ gây sự cố rò rỉ điện năng, chập điện, cháy nổ,… nguy hiểm đến tính mạng người dùng.


Trường hợp sử dụng công tắc điện di động: cũng như trường hợp lắp cố định tránh để những nơi gần lửa, gần nước. Bởi công tắc điện trường hợp này di động do đó nếu nhà có trẻ con cần để công tắc trong tầm kiểm soát của người lớn. Nên đặt ở những vị trí mà trẻ con không nghịch tới được.

Chỉ sử dụng 1 công tắc nổi cho một thiết bị điện, tránh trường hợp tiết kiệm lắp cho 2 hoặc 3 thiết bị sẽ làm quá tải gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Lưu ý cuối cùng là bạn cần thường xuyên kiểm tra công tắc nổi xem các bộ phận dây hoặc các thiết bị bên trong có bị hở, dây điện có hỏng hóc gì không để luôn đảm bảo công tắc mà bạn sử dụng luôn ở trạng thái an toàn.



Là sản phẩm công tắc đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay nên bạn cần phải lựa chọn những nhãn hiệu có uy tín sản xuất trên thị trường trước khi mua sắm. Ngoài ra còn phải quan tâm chú ý đến độ an toàn trong quá trình sử dụng để nâng cao bảo vệ bản thân trước những trước tai nạn không may về điện xảy ra.


Thiết kế lắp đặt tủ điện công nghiệp gồm những quy tắc nào

Khảo giá thị trường các vật liệu cần mua (kiếm loại có chất lượng,và dư tải, nếu cần chọn giữa 2 giá thì chọn cái nào có giá cao hơn.) khi đã có các vật tư theo yêu cầu của sơ đồ khối, dùng kích thước thực của các vật tư này để xem sắp đặt các vị trí nào trên bảng hợp lý nhất
Quy trình lắp đặt vỏ tủ điện đúng tiêu chuẩn

Quy trình lắp đặt tủ điện đúng tiêu chuẩn

Các bước thiết kế lắp đặt tủ điện công nghiệp gồm các giai đoạn:

1. Lập bảng sơ đồ khối của phần điện cần lắp đặt (nếu đã có sơ đồ thiết kế mạch)

2. Khảo giá thị trường các vật liệu cần mua (kiếm loại có chất lượng,và dư tải, nếu cần chọn giữa 2 giá thì chọn cái nào có giá cao hơn.) khi đã có các vật tư theo yêu cầu của sơ đồ khối, dùng kích thước thực của các vật tư này để xem sắp đặt các vị trí nào trên bảng hợp lý nhất

3. Các vật liệu phụ trong lắp đặt đặt trong tủ điện công nghiệp. (như các vòng sô thứ tự cài vào dây, thanh sắt dùng cài các khởi động từ, rơ le, timer, các đầu nối điện .vv.

4. Lắp các cơ phận lên bảng (ván ép dày 10mm,hoặc phíp hoặc bảng sắt – đặt bảng ở vị trí nằm ngang khi lắp ráp )

5. Sau khi lắp xong, thử độ an toàn cách điện của bảng tủ với các cơ phận lắp trên bảng (nếu bảng tủ là bằng sắt) thử trước bằng điện lưới nối tiếp với 1 bóng đèn tròn 300 watts, xem sự hoạt động của các cơ phận có đúng với quy trình thiết kế hay không. Sửa các chỗ sai, nếu có.

6. Thử lại 1 lần với tải nhỏ sau đó ráp bảng các cơ phận vào phần vỏ tủ (vỏ tủ điều khiển, vỏ tủ công tơ, vỏ tủ phân phối…).

7. Làm khung chân tủ lắp đặt tủ vào vị trí, kéo dây điện từ các động cơ vào tủ, kéo điện lưới.

8. Thử lại phần dây nối đất, an toàn về điện (dây nối đất của cánh cửa tủ và thân tủ phải là loại đồng, dây dẹt, đan lưới, mềm, khó đứt)

Xem thêm những bài viết về điện dân dụng và công nghiệp: Những cách phòng cháy chữa cháy cho các thiết bị điện trong ngôi nhà của bạn

Cần chú ý:

Vẽ sơ đồ khối là liên quan đến phần bố trí các thiết bị trong tủ, phân làm 3 phần: Mạch công suất, mạch điều khiển và mạch tự động.

Về mặt an toàn thì 1 tủ điện cần bố trí sao cho thích hợp với hướng điện lưới vào và hướng điện ra các thiết bị sử dụng (phần nhiều điện 3 pha và động cơ tải, như vậy cần quan sát vị trí các máy, vị trí điện lưới, vị trí công nhân sử dụng, vận hành máy để hình thành 1 vị trí lắp đặt hợp lý và an toàn.

Phần cơ khí của tủ điện công nghiệp đôi khi cần có sự kín nước nếu máy hoạt động trong môi trường có nhiều sự ẩm ướt các thiết bị trong tủ điện: Tối thiểu phải có 1 aptomát chính và nút tắt, đầu gạt đóng điện của aptomat ló ra bên ngoài tủ. Lý do để có thể cô lập hoàn toàn đường dây điện lưới vào tủ khi cần thiết. Cường độ cắt tự động có thể chọn tương đương với tổng các tải phụ bên dưới cho đến lớn hơn gấp 3 lần.

Cũng cần bố trí thêm một ổ cắm điện 220 volst trong tủ điện công nghiệp, để khi bảo dưỡng tủ, dùng đèn cho sáng, dễ làm. Vị trí áp tomát này bố trí ngay nơi các dây điện lưới tiếp cận (thường đặt ở góc trên, bên trái, đôi khi bên phải). Một nút nhấn tắt khẩn cấp các động cơ là cần thiết. Vị trí các vật liệu, nếu nhiều, có thể phân thành từng vùng riêng cho mỗi chức năng vân hành.

Từ trên xuống các thiết bị tiếp theo, như các KĐT lớn trên 1 hàng ngang, các biến tần (nếu có, thường đặt ở vị trì gần các KĐT liên quan Các KĐT nhỏ trên 1 hàng ngang, các relay trung gian, các timer cũng trên 1 hàng ngang. Giữa các hàng KĐT là các máng nhựa đi dây các dây điều khiển. Các cây Domino thường đặt ở hàng ngang dưới cùng hoặc đặt hàng dọc bên trong tủ.

Phía dưới tủ điện công nghiệp thường là những lỗ trống hình tròn 1 dây 3 pha và dây trung tính vào, 1 cho các dây ra chạy các động cơ, 1 cho bó dây tới hộp gắn nút bấm điều khiển (nếu có.) Ráp dây tới phần nào, cài vòng số thứ tự dây cho phần đó ngay, thường thì ráp dây phần điều khiển trước (dây nhỏ), sau mới qua ráp dây phần công suất (dây to), nếu có thể dùng điện thử luôn từng phần đã ráp dây xong. Khung đặt tủ điện công nghiệp nếu dùng, cần thiết kế sao cho cân bằng, vững chắc khi đặt tủ vào, phải có sụ hàn chắc các tiếp điểm với dây nối đất vào tủ.

Kiểm tra dây nối đất của tủ điện công nghiệp bằng cách dùng 1 bóng đèn sợi tim 300watt: 1 đầu vào pha nguồn điện lưới 220V, đầu còn lại cho chạm vào vỏ tủ, bóng đèn phải sáng thì tủ mới an toàn về điện và có thể sử dụng. Lần đầu tiên cần thử cho các động cơ liên quan chạy không tải để xác định chiều quay cho đúng. thử các nút chức năng vận hành trong khoảng 10 phút. Thử các công tắc hành trình và tác dụng hiệu quả của nó Sau đó mớI cho máy vận hành có tải.